Chú thích Ngô_Minh_Chiêu

  1. 1 2 3 Huệ Khải, "Ngô Văn Chiêu - người mở con đường thiền của đạo Cao Đài.
  2. Một số tài liệu ghi là 28 tháng 2. Theo Huệ Khải, trong "Ngô Văn Chiêu - người môn đệ Cao Đài đầu tiên" thì ông sinh ngày 7 tháng 1 năm Mậu Dần, tức thứ Sáu ngày 8 tháng 2 năm 1878, nhưng trên giấy căn cước ghi ngày 28 tháng 2 năm 1878, có thể do việc lập khai sinh muộn.
  3. Còn gọi là chùa Ông, bấy giờ ở số 1, đường Chùa, nay là đình Bình An, số 242 đường Trần Văn Kiểu, phường 3, quận 6.
  4. Hứa Hoành, "Các giai thoại Nam Kỳ Lục tỉnh", Phần I, Chương 4.
  5. Ông Phủ Sủng là cha của Lê Công Phước, còn gọi Phước George, nổi danh với biệt hiệu Bạch công tử.
  6. "Tân đáo" có nghĩa là "mới đến. Sở Tân đáo là sở quản lý những người vừa nhập cảnh, ngày nay gọi là sở di trú, sở quản lý nhập cảnh.
  7. 1 2 Huệ Khải, "Ngô Văn Chiêu - người môn đệ Cao Đài đầu tiên".
  8. Đây là một ngạch viên chức hành chính trong chính quyền thuộc địa Nam Kỳ chứ không phải một chức vụ thực quyền như ở Bắc hoặc Trung Kỳ. Theo Vương Hồng Sển thì ""Những năm khoảng trước 1925, trường cao đẳng dạy luật và hành chánh ở Hà Nội (école supérieure de droit et d’administration) chưa đào tạo và cung cấp đủ người dùng, thì chức huyện cũng được tuyển chọn trong hàng thơ ký Soái phủ [Dinh Thống đốc Nam Kỳ] lâu năm, nhưng bắt buộc những người này phải qua hai kỳ thi đổ lửa." (Hơn nửa đời hư. Nhà xuất bản Tp.HCM., 1992, tr. 234.).
  9. 1 2 Đông Hồ, "Thăm đảo Phú Quốc", Nam Phong tạp chí. Số 124, năm 1927, tr. 545.
  10. Còn gọi là Minh Sư đạo, một tôn giáo được du nhập vào Việt Nam vào khoảng năm 1863, theo chân những di thần của triều Minh không chịu thần phục nhà Thanh. Ngày nay, Minh Sư đạo được công nhận là một tôn giáo chính thức tại Việt Nam, có hơn 52 Phật đường ở 18 tỉnh, thành phố trên cả nước với khoảng 10.000 tín đồ.
  11. Ngày nay, tại đây vẫn còn một phiến đá lớn, có khắc hai chữ "huyện Chiêu", do Ngô Văn Chiêu khắc chạm, được xem như thánh tích khai đạo của Cao Đài.
  12. Paulus Của, "Sách quan chế", 1888, tr. 13.
  13. Do trùng tên mà nhiều tài liệu nhầm lẫn ông Chiêu về Sài Gòn làm ở cơ quan tình báo trong quân đội Pháp cũng được gọi là Phòng Nhì.
  14. Khác với cách cầu cơ của Đạo giáo, còn gọi là phương pháp cổ truyền, dùng đại ngọc cơ, vốn giáng cơ qua bút tự của 2 người phò cơ; cách cầu cơ của Thông linh học, còn gọi là phương pháp tân thời, dùng bàn cơ (a table tournante), giáng cơ qua con trỏ từng chữ với sự hiệp lực của toàn bộ nhóm phò cơ.
  15. Lê Anh Dũng, Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn 1920-1926. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1996, tr. 43.
  16. Còn gọi là phố Hàng Dừa, nay là đường Cống Quỳnh, TP.HCM.
  17. Sở thương chánh (Bureau des douanes et régies) bấy giờ có chức năng như cơ quan quan thuế, hải quan ngày nay.
  18. AĂÂ là 3 chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái Quốc ngữ. A là chữ cái đầu tiên, tượng trưng đầu mối của vũ trụ vạn vật, tức Thái cực. Ă và Â là biến thể của A, biểu tượng cho ÂmDương, tức Lưỡng nghi được sinh ra từ Thái cực. Vì vậy, danh hiệu AĂÂ được xem là Thái cực sinh ra càn khôn vũ trụ, biểu thị Thượng đế vô ngã (impersonal God).
  19. Gồm Trung, Kỳ, Bản, Giảng, Hiệu, Đức, Tắc, Cư, Cao Hoài Sang.
  20. Ở vị trí gần ngã 3 đường Général Leman với đường Nguyễn Tấn Nghiệm, nay là ngã 3 Cao Bá Nhạ và Trần Đình Xu.
  21. Bộ đạo phục này ngày nay vẫn còn được thờ tại Thánh thất Thị Xã Tây Ninh.
  22. Trong số các tín đồ đầu tiên có ba người theo ông là các ông Hoài, Quý và Võ Văn Sang.
  23. Lịch sử quan Phủ Ngô Văn Chiêu. Sài Gòn, 1962, tr. 15.
  24. "Lịch sử đạo Cao Đài", quyển 1, tr. 53, cước chú 15.